Hàng giả đến hẹn lại lên

22/08/2022
Chia sẻ bài viết

Cơ quan công an đã thu giữ 59 chai rượu giả mang nhãn St – Remy, 41 chai giả Johnnie Walker, 27 chai rượu giả Hennessy cùng trên 500 chai lọ, nhãn mác rượu ngoại, tem và các loại rượu đế. Tiếp theo, đến ngày 29/12/2006, cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an TP.Hồ Chí Minh đã chuyển kết luận điều tra và đề nghị Viện KSND TP.Hồ Chí Minh truy tố Nguyễn Văn Hữu, trú tại phường 1, quận 4, TP.Hồ Chí Minh và 6 đồng phạm về hành vi sản xuất, buôn bán rượu ngoại giả. Một điều đặc biệt nguy hiểm, Nguyễn Đức Hữu mới chỉ học hết lớp…1.

Vào ngày 26/11/2006, một vụ việc đau lòng xảy ra, 4 người cùng mua rượu ngoại tại một cửa hàng tạp hoá trên đường Phan Văn Chí, phường 6, quận 4, TP.Hồ Chí Minh, sau khi uống 3 người đã tử vong. Đây là rượu do một cơ sở trên đường Chiến Lược, quận Bình Tân cung cấp. Theo kết luận của Trung tâm Phân tích thử nghiệm công nghệ TP.Hồ Chí Minh cho thấy, trong rượu có lượng iso – penthanol cao gấp 4 lần tiêu chuẩn cho phép, chỉ số aldehyde vượt chuẩn 50mg/l.

Trên đây là những vụ làm rượu giả, có mức độ vi phạm nghiêm trọng, gây hậu quả xấu cho người tiêu dùng. Theo một cán bộ của cơ quan quản lý tại TP.Hồ Chí Minh cho biết, thì rượu ngoại giả chiếm đến 60% thị phần rượu ngoại trên thị trường TP.Hồ Chí Minh”. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều người tiêu dùng đã mua phải rượu giả. Nhưng trên thực tế, con số này còn lớn hơn nhiều.

Thủ thuật làm giả rượu và cách nhận biết

Chúng tôi xin gửi đến bạn đọc một vài thủ thuật làm rượu giả khá phổ biến hiện nay, giúp bạn đọc có thể nhận biết chúng để tránh “tiền mất, tật mang”.

Nhìn chung, các cơ sở sản xuất rượu giả đều dùng chiêu pha trộn rượu Lúa mới, hoặc Vodka pha với phẩm màu để phù phép, biến chúng thành những chai rượu ngoại với những thương hiệu nổi tiếng như: Hennessy, Remay Martin, Johnnie Walker…

Hiện nay, ngoài cách làm trên, các đối tượng làm rượu giả còn rút rượu thật trong chai ra, đóng rượu giả vào, theo tỷ lệ 100% rượu giả, hoặc 50% rượu thật, 50% rượu giả. Các đối tượng làm rượu giả thường sử dụng một mũi khoan có gắn kim cương, đường kính chỉ lớn hơn sợi tóc một chút, khoan ở dưới đáy chai. Đáy chai rượu là nơi nhà sản xuất thường in nổi dòng chữ hoặc biển số thời điểm đóng chai. Mũi khoan thường được đưa vào chính giữa hình tam giác của chữ A hoặc chính giữa của chữ O. Sau khi rút hết rượu thật, bơm rượu giả vào, lỗ khoan sẽ được bít kín bằng một giọt keo épexy. Loại keo này khi khô có màu trắng trong, giống màu thuỷ tinh nên rất khó phát hiện.

Với các chai rượu thật bị mất nắp, các cơ sở sản xuất rượu giả sẽ dùng một máy ép bằng tay với bộ khuôn và nhôm cán mỏng, có sơn nhũ màu vàng hoặc xanh (tuỳ theo loại rượu định làm giả). Sau khi cho rượu giả vào chai, nắp chai sẽ được đặt trong một chiếc khuôn, ở nhiệt độ thích hợp rồi chụp vào miệng chai. Sau khi chụp nắp chai xong, phần trên chai rượu sẽ được nhúng vào nước lạnh, sự thay đổi nhiệt độ sẽ khiến nắp chai giả co lại (do đặc tính của nhôm), bám chặt vào miệng chai rượu, trông rất giống nắp “chai xịn”, đánh lừa được nhiều người tiêu dùng. Chúng tôi hy vọng rằng, Xuân Đinh Hợi sẽ không có người tiêu dùng nào mua phải rượu giả. Để tránh được hiện tượng này, người tiêu dùng nên đến các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất đồ uống hoặc các siêu thị có uy tín để mua, nhưng lưu ý phải quan sát kỹ nhãn mác, hạn sử dụng.

0969 847 685 Liên hệ Zalo Messenger
🔊
TOP